Skip to main contentdfsdf

Home/ daubepthanhcong's Library/ Notes/ Bạn đã từng nghe nghề bếp vất vả? Cần sự hi sinh trong cao quý

Bạn đã từng nghe nghề bếp vất vả? Cần sự hi sinh trong cao quý

from web site

nghebepvatva

Trong bài viết này chúng ta sẽ làm rõ 3 vấn đề chính. Đó là nghề bếp có thật sự vất vả? Nghề đầu bếp cần dũng cảm và biết hi sinh? Nghề đầu bếp có cao quý?

Nghề bếp vất vả có phải không?

Bất cứ công việc nào cũng đều có những khó khăn và nghề Bếp cũng vậy. Nếu bạn có một đam mê mãnh liệt với nghề và mong muốn thành công trong môi trường nhà hàng – khách sạn chuyên nghiệp, thì điều bạn cần là hiểu rõ những vất vả mà bản thân sẽ gặp phải.

Người đầu bếp dùng lửa và các dụng cụ có nhiệt độ cao để có thể làm chín thức ăn, chính vì vậy, họ phải chịu nóng hàng giờ đồng hồ nhưng không được phép lơ là vì có những công đoạn chế biến thực phẩm mà sử dụng nhiệt là quan trọng nhất.

Dụng cụ bếp thường khá nặng và khó sử dụng. Đối với những người có thể lực hơi thấp bé, đặc biệt là các Đầu bếp nữ thì việc làm chủ các dụng cụ trong nhà bếp được xem là thử thách lớn. Đầu bếp phải tập làm quen từ những ngày đầu học nghề để đảm bảo thao tác và sự an toàn trong quá trình chế biến món ăn sau này.

Đầu bếp đứng hoàn toàn khi làm việc. Từ sơ chế nguyên liệu, các giai đoạn chế biến đến trình bày món ăn, đầu bếp phải đứng 100%, tập trung cao độ để không xảy ra sai sót và kịp thời di chuyển để hỗ trợ đồng nghiệp cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh.

Đầu bếp thường là người đầu tiên đến nơi làm việc và là một trong những người cuối cùng rời khỏi căn bếp. Để đảm bảo mọi thứ như nguyên vật liệu, dụng cụ… luôn trong tầm kiểm soát cũng như các vấn đề sau khi phục vụ khách hàng như bảo quản nguyên liệu, vệ sinh khu bếp, dụng cụ, trang thiết bị trong bếp.

Khó khăn, vất vả đi kèm những giọt mồ hôi là minh chứng cho quá trình tôi luyện người đầu bếp giỏi, có tâm, có tài với nghề. Vì thế, đừng nề hà, hãy dùng đam mê để biến vất vả thành động lực cho tương lai.

Thao khảo đầy đủ tại đây

Làm bất kể nghề gì đi trăng nữa sẽ có lúc lên voi lúc xuống chó, lúc thảnh thơi và lúc mệt mỏi vì quá nhiều việc. Nhưng quan trọng vẫn là cái tâm nghề nghiệp từ bạn.

Bạn có thể tham khảo những phương pháp cách thức làm nên những món lẩu để nếm trải sự vất vả. Tham khảo tại link này

Nghề đầu bếp cần dũng cảm và biết hy sinh

Những người yêu ẩm thực có lẽ không xa lạ với đầu bếp Nguyễn Mạnh Hùng hay còn được gọi là Hungazit Nguyen. Tôi biết đến anh qua những bài viết về kinh nghiệm nấu ăn vô cùng hấp dẫn. Tham gia "Chuyện với Chef" hôm nay, tôi và các bạn sẽ có cơ hội biết nhiều hơn về anh, về công việc đầu bếp.
ám ơn anh Hùng đã nhận lời tham gia "Chuyện của Chef". Một chút bộc bạch của anh về mình, về nghề?
- Giống như bao đầu bếp khác, tôi là một người bận rộn từ sáng sớm đến đêm khuya. Tôi bắt đầu công việc từ 9h sáng và kết thúc thường là 11h đêm. Tôi đang làm việc tại một nhà hàng tốt nhất ở Hà Nội, công việc chính là nấu ăn, ngoài ra tôi còn có trách nhiệm lưu lại hình ảnh món ăn của nhà hàng để quảng cáo và làm tư liệu cho bộ phận bếp. Tuy làm việc ở một nhà hàng hiện đại và phục vụ đồ ăn Pháp nhưng phong cách của tôi thì hoàn toàn ngược lại, tôi làm nhiều món ăn Việt Nam hơn. Tôi cộng tác với các tạp chí, truyền hình về ẩm thực của Việt Nam từ mấy năm nay rồi. Ngoài thời gian làm việc ở khách sạn tôi cũng tham gia giảng dạy nấu ăn ở các trung tâm dạy nấu ăn trên địa bàn Hà Nội.
Niềm đam mê nấu ăn đến với anh như thế nào?
- Hồi còn bé, Hà Nội vẫn còn nghèo lắm, thỉnh thoảng xem tivi thấy chương trình nấu ăn thì thích vì chẳng mấy khi được ăn ngon, rồi thì có lần xem được tờ tạp chí của nước ngoài có hình bát súp cá với những ngọn thì là nổi lên trên đẹp quá, ngon quá. Tôi cứ bị ám ảnh vì những món ăn đầy mê hoặc đó cho đến giờ. Có lẽ chính vì lý do đó mà tôi mới theo học làm bếp đấy (cười).

Con đường bước vào nghề, có lẽ không ít khó khăn và thử thách?
- Tôi chọn học 2 năm hệ trung cấp kỹ thuật chế biến món ăn. Ra trường vẫn như tờ giấy trắng với một đống lý thuyết, phải nói là hồi đó tôi học và nắm bắt lý thuyết rất chắc, vả lại lúc đó internet chưa phổ biến nên học là giải pháp tối ưu nếu không muốn thua bạn bè. Sau 2 năm ra trường, với nhiều ý tưởng, dự định lớn lao, ước mơ được làm việc trong khách sạn, nhà hàng lớn, nhưng cuối cùng tôi bắt đầu với một quán ăn khá bình dân. Ngày đầu tiên vào bếp, áp lực công việc và áp lực từ các nhân viên đồng nghiệp tác động vào làm tôi bẹp dúm như một trái bóng bị ép vậy. Tôi chẳng trụ nổi 1 tuần vì môi trường thực sự khắc nghiệt. Tôi đã nghỉ một thời gian khá dài trước khi quết định quay lại để tiếp tục chinh phục thử thách khó khăn trong bếp.
Gia đình có ủng hộ anh Hùng theo đuổi nghề đầu bếp?
- Sau 10 năm làm việc chăm chỉ, gia đình tôi rất tự hào không phải bởi tôi lên TV thường xuyên, làm việc trong nhà hàng nổi tiếng, tôi dạy nấu ăn cho người nước ngoài hay tôi viết sách. Mà gia đình tôi tự hào vì họ được ăn những bữa ăn ngon từ chính tay của tôi nấu, được xuất phát từ trái tim.
Vậy còn vợ anh, chị ấy nghĩ thế nào?
- Vợ tôi hoàn toàn không đồng ý chút nào về việc tôi dành nhiều thời gian trong bếp hơn là cho vợ con. Tôi thông cảm điều đó, nếu là vợ có thể tôi sẽ bắt chồng đổi nghề. Tuyệt vời là vợ tôi rất hiểu. Vợ là điểm tựa vững nhất cho tôi làm việc và phát triển bản thân.
Trải qua 10 năm trong nghề, điều gì khiến anh trân trọng ngoài nấu nướng?
- Tôi được làm việc ở nước ngoài, đi vòng quanh mấy nước châu Á. Học được rất nhiều về ăn hóa, ẩm thực và ngoại ngữ. Tốt hơn cả là du lịch không mất tiền (cười).

Nghề đầu bếp thực sự rất vất vả, có khi nào anh nghĩ mình sẽ từ bỏ?
- Nhiều người so sánh nghề đầu bếp là nghề tổng hợp của tất cả các nghề, tôi cho là đúng. Bạn phải tính toán giỏi như một kế toán, thuyết trình tốt như một diễn giả để mà quảng cáo món ăn của bạn, vận động viên điền kinh, kỹ năng nấu ăn, con mắt của một họa sĩ và một trí tưởng tượng không giới hạn. Làm bếp vất vả lắm, một ngày làm 14 tiếng là chuyện bình thường.
Áp lực công việc khiến cơ thể và bộ não mệt nhoài sau một đêm bán hàng nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ đến việc "giải nghệ" cả (cười). Bởi trong tâm trí tôi luôn có tư tưởng rõ ràng: “Tôi không bước ra khỏi thử thách mà tôi đạp lên nó để bước tiếp".
Anh Hùng có thần tượng đầu bếp nào không?
- Ồ nhiều chứ, tôi hâm mộ nhiều đầu bếp nổi tiếng như Eric Ripert, Michel Roux SR, Mat Morgan, Anthony Boundain, Gordon Ramsay, Luke Nguyen, Jiame Oliver .
Tự miêu tả trong 1 câu, anh sẽ nói gì về phong cách nấu ăn của mình?
- Tôi nấu ăn đơn giản.

Xem đầy đủ

Để làm nghề đầu bếp chuyên nghiệp bạn cần sự dũng cảm đối diện với sự khó khăn và phải biết những hi sinh.

Nghề bếp có cao quý

'Bước qua bao thăng trầm, từ chân tạp vụ đến bếp trưởng khách sạn 4 sao, tôi nghiệm ra rằng các bạn trẻ có biết bao cơ hội để thăng tiến dù bạn bắt đầu bằng gì đi nữa', độc giả Trương Công Lệ chia sẻ.
Theo tôi nghĩ tất cả mọi nghề, miễn là làm ăn lương thiện đều là nghề cao quý, chỉ khác chăng là người đó có quyết tâm để đạt đến độ cao quý của nó hay không mà thôi. Ở đây tôi không muốn đi quá xa sang các lĩnh vực khác. Tôi chỉ muốn xoay quanh lĩnh vực mà tôi đã lựa chọn, đó là dịch vụ nhà hàng, khách sạn.

Ngày mới vào nghề, tôi không có nhiều sự lựa chọn như các bạn bây giờ. Nhưng bằng sự nỗ lực của bản thân, tôi đã không bao giờ thất nghiệp. Hay nói đúng hơn tôi đã coi lao động là một việc làm rồi, dù cho nó chưa đúng ngay với những gì tôi mong muốn. Khởi đầu sự nghiệp tôi cũng không biết xin vào đâu, vì tôi không quen biết rộng (là thanh niên ở Nghệ An ra Hà Nội), tôi cũng chẳng có tiền đút lót, chạy chọt.

Vậy là tôi bắt đầu bằng việc hàng ngày đi cưa bình ắc quy tái chế. Hôm nào cũng bị hóa chất ăn mòn tay, chảy cả máu, nhưng tôi thấy là mình đã có việc, vì tôi đã có những đồng lương đầu tiên. Khi tôi xin được vào một cơ sở có liên quan tới dịch vụ ăn uống thì không may họ đã đủ hết vị trí làm bếp. Vậy là tôi vui vẻ nhận làm công việc tạp vụ, mặc dù theo quan niệm của các bạn trẻ bây giờ, đó là làm trái nghề và không đáng.

Nhưng làm tạp vụ cho một cơ quan của Tây (Finland water supply project) đã mang lại cho tôi nhiều cái được. Đầu tiên là tôi được họ huấn luyện cho cách làm thế nào để cọ cái toilet cho sạch, bài học này về sau khi làm quản lý nhà hàng tôi đã biết để chỉ bảo nhân viên tạp vụ. Thứ hai là tôi học được tiếng Anh của họ, từ các câu thoại về công việc lẫn cả... câu chửi thề của họ. Thứ ba là tôi... lại không thất nghiệp.

Suốt quá trình làm tạp vụ, tôi vừa làm vừa lân la học hỏi được nhiều điều trong bếp. Và trong một lần hiếm hoi bếp trưởng ở đó bị ốm, vậy là tôi được gọi vào nấu thử, thế là họ biết tôi đã biết nấu. Cứ như vậy, từ những bước đi chập chững ban đầu, về sau tôi đã có thể đảm đương được vị trí bếp trưởng cho một khách sạn liên doanh 4 sao sau vẻn vẹn hơn 2 năm ra trường.

Bước qua bao thăng trầm trong sự nghiệp, tôi nghiệm ra rằng, các bạn trẻ có biết bao cơ hội để thăng tiến dù bạn bắt đầu bằng gì đi nữa. Ví dụ bạn làm nhân viên phục vụ bàn tốt, bạn nói tiếng Anh hay, chỉ mai mốt bạn sẽ là Captain (tổ trưởng), rồi bạn sẽ lên Supervisor (giám sát) và rồi sẽ là Manager... Nếu là nhân viên xách hành lý, bạn sẽ có thể trở thành tổ trưởng, rồi có cơ hội sẽ vào lễ tân, sẽ là giám đốc sảnh và tương lai là tổng giám đốc.

Nếu là bếp phụ, thậm chí rửa bát, cũng có thể trở thành bếp trưởng... và không thiếu người đã trở thành tổng giám đốc từ nghề bếp mà lên. Nói tóm lại, các bạn hãy tự kiếm cho mình một việc làm đi đã. Đừng chờ xã hội ban phát cho mình cơ hội, mà mình nên tìm lấy cơ hội các bạn nhé. Hy vọng các bạn sẽ không nằm trong 178.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp như báo chí đăng tải. Chúc các bạn thành công.

Xem chi tiết

Đó là 3 vấn đề chúng ta giải quyết

daubepthanhcong

Saved by daubepthanhcong

on Jan 19, 18