Skip to main contentdfsdf

Home/ consuelapabe's Library/ Notes/ Các vấn đề cần biết về tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp

Các vấn đề cần biết về tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp

from web site

 

Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau khi hoạt động sản xuất kinh doanh nên rất nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động. Để tránh xảy ra những vấn đề ảnh hưởng, sai sót về mặt pháp lý, doanh nghiệp cần tìm hiểu những quy định liên quan đến việc tạm ngừng hoạt động. Cùng tìm hiểu đến quy định liên quan đến tạm ngừng hoạt động qua bài viết này. 

Điều kiện tạm ngừng hoạt động

Tạm ngừng hoạt động kinh doanh là một trong những quyền mà pháp luật trao cho doanh nghiệp, nó tương tự như các quyền cơ bản của doanh nghiệp như quyền đăng ký hoạt động hay thay đổi đăng ký kinh doanh hoặc giải thể, phá sản. Tuy nhiên, gọi việc tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp là quyền nhưng doanh nghiệp cũng cần phải đáp ứng những điều kiện mà pháp luật quy định, bao gồm:

  • Doanh nghiệp cần đáp ứng việc soạn thảo hồ sơ tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh hợp lệ và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước thời hạn là 03 ngày kể từ ngày chính thức có hoạt động tạm ngừng kinh doanh;
  • Mã số thuế - mã số doanh nghiệp sẽ không bị tạm khóa hoặc có văn bản hạn chế thay đổi từ phía cơ quan quản lý nhà nước: nhiều doanh nghiệp có nợ thuế, không kê khai báo cáo thuế cho cơ quan nhà nước quá thời hạn pháp luật quy định hoặc bị xử phạt hành chính nhưng vẫn chưa chấp hành khiến cơ quan chức năng có những hành động ngăn chặn việc tẩu tán tài sản của doanh nghiệp;
  • Trước khi tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp sẽ không bị treo hồ sơ hoặc chưa hoàn tất các hồ sơ liên quan khác trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: Nhiều doanh nghiệp thực hiện việc sửa đổi thông tin công ty hoặc thêm vốn góp, thêm cổ phần, bổ sung cổ đông, thay đổi trụ sở làm việc và hoàn tất hồ sơ nộp tới Sở kế hoạch và đầu tư nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi yêu cầu bổ sung. Với yêu cầu này thì buộc doanh nghiệp phải thực hiện việc hoàn tất hồ sơ hoặc thủ tục trước đó đang dở dang thì mới có quyền bắt đầu quá trình nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh;
  • Đã tạm ngừng kinh doanh những đơn vị khác trực thuộc của doanh nghiệp như: chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh…

Tìm hiểu thêm: Trang chia sẻ kiến thức về luật doanh nghiệp

Tạm ngừng hoạt động cần tiến hành theo thủ tục thông báo

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp cần phải thông báo thể hiện dưới dạng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất trong thời hạn là 03 ngày làm việc trước ngày thực hiện việc tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã được thông báo trước đó.

Đồng thời theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì trường hợp doanh nghiệp tiếp tục có nhu cầu tiến hành việc tạm ngừng hoạt động sau khi đã hết thời hạn theo thông báo thì cần phải tiếp tục tiến hành thông báo chậm nhất trong 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục thực hiện tạm ngừng hoạt động.

Việc thông báo tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh thì sẽ nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi mà doanh nghiệp có đặt trụ sở chính.

Tạm ngừng kinh doanh có cần thông báo với cơ quan thuế không?

Theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 151/2014/TT-BTC thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ có trách nhiệm gửi đi thông báo cho cơ quan thuế cùng cấp biết về thông tin người nộp thuế sẽ tiến hành việc tạm ngừng hoạt động chậm nhất trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của doanh nghiệp.

Như vậy, doanh nghiệp chỉ có nghĩa vụ phải nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng hoạt động đến với cơ quan đăng ký kinh doanh. Vấn đề thông báo đến cho cơ quan thuế sẽ thuộc trách nhiệm của Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ.

Trường hợp nào không cần nộp hồ sơ khai thuế khi tạm ngừng hoạt động?

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì nếu nằm trong thời gian tạm ngừng hoạt động mà người nộp thuế thuộc trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế, (trừ trường hợp tạm ngừng không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính)thì cần phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán theo năm.

Bên cạnh đó theo quy định hiện hành thì người nộp thuế cũng không được phép sử dụng hóa đơn, không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp. Nếu được chấp thuận sử dụng hóa đơn thì cần phải tiến hành nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định pháp luật

Đối với lệ phí môn bài

Theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP thì người nộp lệ phí môn bài đang hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ có văn bản gửi đến cơ quan thuế thực hiện việc quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động trong năm dương lịch thì sẽ không cần phải nộp lệ phí môn bài cho năm tạm ngừng hoạt động nếu đáp ứng được các điều kiện như sau:

  • Văn bản xin tạm ngừng hoạt động được gửi cơ quan thuế trước ngày 30/01 hàng năm;
  • Chưa thực hiện việc nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng hoạt động 

Xem thêm về: Doanh nghiệp nhà nước nắm giữ gì

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì thời hạn pháp luật cho phép doanh nghiệp thực hiện tạm ngừng kinh doanh là không quá một năm. Khi đã hết thời hạn cho phép tạm ngừng hoạt động thì doanh nghiệp nếu muốn tiếp tục cần phải nộp hồ sơ, làm thủ tục thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh như đã trình bày ở trên.

Mức xử phạt khi không thông báo tạm ngừng kinh doanh

Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì doanh nghiệp Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời Điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh: 01 - 02 triệu đồng.

Đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh: 01 - 02 triệu đồng. 

Nội dung khác: Nhược điểm của doanh nghiệp vốn nhà nước

 

 

consuelapabe

Saved by consuelapabe

on Feb 15, 22