Skip to main contentdfsdf

Home/ consuelapabe's Library/ Notes/ Hệ lụy với con cái khi cha mẹ ly hôn

Hệ lụy với con cái khi cha mẹ ly hôn

from web site

 

Ly hôn là điều mà không ai mong muốn khi bước vào mối quan hệ và đời sống vợ chồng. Tuy nhiên, rất nhiều cặp đôi đã phải đi đến quyết định này vì không thể hòa hợp với người bạn đời, cả hai đã xảy ra những rạn nứt, bất hòa, mâu thuẫn mà không thể tháo bỏ nút thắt. Ly hôn là giải pháp để cho mọi người không phải cố cưỡng cầu thứ không thuộc về mình. Những điều này sẽ tạo ra rất nhiều ảnh hưởng đến con cái. Cùng tìm hiểu những ảnh hưởng đối với con trẻ sau khi cha mẹ ly hôn tại bài viết này

Tâm trạng buồn bã kéo dài

Khi bố mẹ ly hôn, điều đầu tiên mà con trẻ phải đối mặt chính là tâm trạng buồn bã suốt một thời gian dài. Nếu như trước đây được sống chung với cả bố và mẹ thì bây đây, trẻ chỉ có quyền được lựa chọn ở cùng một người trong những người là bố mẹ mình. Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ bị chia cách với nhiều anh chị em ruột của mình sau khi bố mẹ ly hôn.

Phản ứng chung của con cái khi bố mẹ ly hôn đều sẽ buồn bã, bi quan và chán nản trong suốt một thời gian dài. Sẽ mất khá nhiều thời gian để trẻ có thể bình tâm lại, ổn định lại tâm lý và trở lại với cuộc sống như trước đây. 

Trẻ sẽ giữ lại những cảm xúc buồn bã, bi quan, lo lắng, tức giận, xấu hổ,… dai dẳng trong suốt một khoảng thời gian. Đối với trẻ đã trưởng thành thì việc bố mẹ ly hôn thường sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến họ vì bản thân đã có những hiểu biết sâu sắc hơn về cuộc sống và phần nào đã có ý thức được lý do dẫn đến quyết định ly hôn và sẽ ủng hộ cho cả hai tìm hạnh phúc thật sự.

Tìm hiểu thêm: luật hôn nhân gia đình

 

Tính cách trở nên hướng nội và tự ti

Cha mẹ ly hôn có thể ảnh hưởng đến việc tạo dựng tính cách của con cái. Cụ thể, những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn thông thường đều mang tính cách nhút nhát, tự ti và thiếu tự tin vào bản thân mình. Đặc biệt là khi bố mẹ ly dị mà trẻ đang ở trong thời kì bắt đầu đến trường(từ 6 tuổi đến 10 tuổi).

Tính cách này thường được hình thành do các bạn nhỏ bị bạn bè trêu chọc về việc bố mẹ ly hôn, gia đình đổ vỡ không có hạnh phúc. Những lời trêu chọc từ bạn bè sẽ khiến con trẻ bị tổn thương và dần tạo cho trẻ xu hướng sống thu mình, và tự cô lập.

Học hành sa sút

Ngoài ảnh hưởng đến tâm lý, cha mẹ ly hôn còn ảnh hưởng rất nhiều đến việc học hành của con cái. Trong thời gian đầu khi đón nhận tin cha mẹ ly hôn, tâm lý của trẻ sẽ trở nên bất ổn và rất khó có thể tập trung vào việc học, trẻ mất động lực và muốn nghỉ học. Trẻ thường có những biểu hiện sa sút việc học như lơ đễnh trong giờ học, không tập trung tiếp thu bài học, không làm bài tập về nhà,…

Vì những lý do này tạo ra rất nhiều sự ảnh hưởng trong việc học tập nên bố và mẹ cần phải lựa chọn thời điểm ly hôn phù hợp để không bị tác động đến quá trình học tập của con cái. Tốt nhất, nên thông báo vấn đề ly hôn với con cái khi đã được nghỉ hè hay đã hoàn thành những kỳ thi quan trọng. Điều này sẽ giúp trẻ có thời gian để ổn định lại tâm lý, qua đó giảm thiểu những ảnh hưởng đến quá trình học tập của con.

Xem thêm: Ly hôn đơn phương

Không tin vào tình yêu

Khi bố mẹ kết hôn nhưng lại bảo không hạnh phúc dẫn đến tan vỡ, trẻ sẽ dễ hình thành những quan điểm không tin vào tình yêu, khi trưởng thành mọi mối quan hệ của trẻ dường như chỉ để vui đùa và không quan tâm đến kết hôn. Đa phần những đứa trẻ sống trong gia đình không hạnh phúc, bố mẹ thường xuyên có xung đột và có những hành vi bạo lực dần tạo ra những suy nghĩ không đúng về tình yêu và dần mất niềm tin vào thứ gọi là tình yêu. Chẳng hạn trong suy nghĩ của trẻ thì tình yêu là điều vô ích trong cuộc sống, nó chỉ mang lại sự đau khổ, yếu đuối và tổn thương cho con người.

Có hành vi chống đối

Ly hôn có thể khiến con cái bị tổn thương khá sâu sắc. Một số trẻ còn có thể hình thành ra những phản ứng với nỗi đau bằng các có những hành vi chống đối, phá phách không quan tâm đến hậu quả. Trong trường hợp này, trẻ sẽ thường cho rằng bố mẹ không nghĩ đến mình, không yêu thương mình mà chỉ nghĩ cho bản thân nên mới quyết định ly hôn.

Những hành vi chống đối này đôi khi lại chỉ là thể hiện những mong muốn nhỏ nhoi là thu hút sự chú ý và quan tâm từ phía bố mẹ. Lúc này, bố mẹ thay vì cằn nhằn gắt gỏng thì cần phải bình tĩnh và tìm cách thấu hiểu tâm lý của con cái đưa ra sự lựa chọn hành xử đúng đắn hơn. Trên thực tế, rất nhiều gia đình không thể hiểu được nguyên nhân sâu xa trong các hành vi của con, lựa chọn sự gắt gỏng và quy chụp con cái hư hỏng. Điều này sẽ khiến con trẻ càng thêm phần tổn thương và dễ hình thành ý nghĩ, quan điểm lệch lạc hơn.

Sợ kết hôn

Hội chứng sợ kết hôn là một dạng ám ảnh sợ đặc hiệu mà người bệnh sợ hãi quá mức, dai dẳng về việc phải kết hôn và gắn kết với một người nào đó. Người mắc hội chứng này vẫn có thể yêu đương và có tình cảm với những người khác. Tuy nhiên, họ sẽ từ bỏ mối quan hệ nếu đối phương đề nghị tiến xa hơn.

Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân từ chối các mối quan hệ tình cảm để không làm tổn thương người khác và chính bản thân. Bởi người mắc hội chứng này đôi khi vẫn dành tình cảm sâu sắc nhưng vì lo sợ vấn đề kết hôn nên phải chấm dứt mối quan hệ trong miễn cưỡng. Điều này gây ra sự đau khổ và dằn vặt cho chính người bệnh.

Nội dung khác: Hướng dẫn làm đơn ly hôn đơn phương



consuelapabe

Saved by consuelapabe

on Feb 15, 22