Skip to main contentdfsdf

Home/ vietmozacademyy's Library/ Notes/ Chiến lược marketing là gì? Những vấn đề mà chiến lược marketing cần giải quyết

Chiến lược marketing là gì? Những vấn đề mà chiến lược marketing cần giải quyết

from web site

vietmoz marketing4p marketing5p markteing7p

Chiến lược marketing là gì?

Theo Philip Kotler đã định nghĩa thì “Chiến lược Marketing là một hệ thống luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ chỉ đạo một đơn vị hay một tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ marketing của mình liên quan đến thị trường mục tiêu, hệ thống marketing mix và mức chi phí cho marketing”.

Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng, chiến lược thực hiện marketing là kế hoạch dài hạn, dựa trên số liệu của kinh tế vĩ mô, hành vi người dùng nhằm tìm kiếm ra thị trường mục tiêu, phương án tiếp cận các đối tượng tiềm năng sao cho phù hợp với ngân sách đã đề ra. Nhằm hướng tới mục đích chính là thu hút được nhiều khách hàng tiêu thụ sản phẩm, sử dụng dịch vụ nhiều nhất có thể.

Một chiến lược Marketing tốt giúp chặng đường đạt được mục tiêu kinh doanh gần  hơn đáng kể.

Những vấn đề mà chiến lược marketing cần giải quyết

Về cơ bản, một chiến lược marketing hiệu quả sẽ giải quyết những vấn đề sau:

  • Xác định thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến.

  • Xác định nhóm khách hàng mục tiêu của công ty là ai.

  • Định vị sản phẩm/dịch vụ của công ty, định hướng chiến lược cạnh tranh.

  • Những vấn đề liên quan đến sản phẩm, giá, kênh, truyền thông… như thay đổi, nâng cấp, cải tiến.

Vì sao cần phải xây dựng chiến lược marketing?

Việc xây dựng chiến lược marketing hiệu quả sẽ như một “kim chỉ nam” giúp doanh nghiệp của bạn đi đúng hướng và tiến đến mục tiêu nhanh và vững chắc hơn. Trước hết, Marketing Strategy sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng tệp khách hàng mục tiêu. Từ đó lựa chọn được phương án marketing phù hợp, góp phần giúp doanh nghiệp đi đúng đường trong khâu phát triển, đưa sản phẩm ra thị trường và hạn chế tối đa được những tổn hại về ngân sách.

Các chiến lược marketing cơ bản

Chiến lược marketing thường được xây dựng, phân tích theo 3 loại hình cơ bản:

Chiến lược Marketing đại trà

Đúng như với tên gọi, loại hình chiến lược marketing đại trà sẽ hướng đến phạm vi thị trường rất rộng, nghĩa là nếu theo phương thức này, doanh nghiệp sẽ chấp nhận bỏ đi điểm khác biệt trong từng phân khúc thị trường. Lúc này, doanh nghiệp sẽ hướng đến mục tiêu giúp sản phẩm/dịch vụ bao phủ toàn bộ thị trường, chứ không chỉ trong một vài phân khúc lẻ tẻ.

Bởi thị trường bao phủ rộng nên marketing đại trà sẽ phù hợp với các sản phẩm sản phẩm hướng đến số đông, giá thành rẻ, đánh vào nhận thức của nhiều người. Khi áp dụng chiến lược marketing đại trà, doanh nghiệp sẽ đạt được những lợi ích như:

  • Bao phủ số lượng lớn khách hàng

  • Ít rủi ro 

  • Chi phí cho khâu nghiên cứu thị trường, PR quảng bá, sản xuất thấp

  • Doanh số bán hàng sẽ rất lớn bởi thị trường rộng lớn

Tuy nhiên, chiến lược này chỉ thật sự thành công khi khách hàng ít nhận thấy rõ sự khác biệt trong sản phẩm của từng thương hiệu nên rất phù hợp cho những sản phẩm có tính phổ thông như gạo, thuốc lá, cà phê, ngũ cốc... 

Chiến lược Marketing phân biệt

Marketing phân biệt trong tiếng Anh là differentiated marketing strategy, thường tập trung vào quá trình nghiên cứu thị trường bởi khi sử dụng chiến lược marketing này, doanh nghiệp cần tham gia vào phần lớn các giai đoạn thị trường để có thể đưa ra các chương trình marketing cụ thể riêng biệt, phù hợp với từng giai đoạn.

Loại hình marketing phân biệt này phù hợp với các doanh nghiệp cung cấp nhiều loại hình sản phẩm cùng một thời điểm. Và tuỳ theo sản phẩm sẽ có các chính sách giá bán, khuyến mại theo từng chương trình riêng để tiếp cận dễ dàng đến một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. 

Các doanh nghiệp có định hướng phát triển theo hướng chuyên môn hóa sản phẩm, thị trường và mong muốn tạo sự bao phủ ở hầu khắp các phân khúc thường sẽ lựa chọn hình thức marketing phân biệt.

Khi áp dụng chiến lược marketing phân biệt, doanh nghiệp sẽ đạt được những lợi ích như:

  • Thỏa mãn tốt nhu cầu của từng nhóm đối tượng mục tiêu

  • Đa dạng hoá sản phẩm và tạo độ phủ sóng rộng khắp.

Tuy nhiên, nguồn ngân sách để nghiên cứu thị trường, sản xuất lại tương đối lớn.

vietmozacademyy

Saved by vietmozacademyy

on Mar 24, 22