from web site
Khí thiên nhiên Gas South là một loại khí rất quen thuộc trong đời sống hiện nay. Chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong nhiều lĩnh vực sản xuất và trong đời sống sinh hoạt. Vậy, khí thiên nhiên là gì, chúng có thành phần ra sao, ứng dụng của khí thiên nhiên trong đời sống và sản xuất là gì? Hãy cùng Gas South tìm hiểu chi tiết về khí thiên nhiên trong bài viết sau đây nhé!
Theo thuật ngữ chung được sử dụng rộng rãi trên thế giới, khí tự nhiên (natural gas) và khí thiên nhiên là tên gọi chung của một loại nhiên liệu hóa thạch có thành phần chính là các hydrocacbon - hợp chất hóa học chứa hydro và oxy. Khí thiên nhiên có thể được tìm thấy và khai thác trong các mỏ khí đốt hoặc trong các mỏ dầu nằm sâu trong lớp vỏ Trái Đất.
Tương tự với than đá và dầu mỏ, khí thiên nhiên có thể cháy và tỏa nhiệt lớn, vì vậy khí thiên nhiên là một loại tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng. Chúng được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải…bạn cũng có thể gặp được một số tên gọi quen thuộc khác của khí thiên nhiên như khí gas, khí đốt, khí ga…Hiện nay, khí tự nhiên đang được xem là loại nguyên liệu sạch và thân thiện môi trường, góp phần cung cấp 25% nhu cầu năng lượng trên thế giới.
Thành phần chính của khí thiên nhiên bao gồm: 85% CH4 (metan), 10% C2H6 (etan) và có thể chứa số lượng nhỏ hơn C5H12 (pentan), C4H10 (butan), C3H8 (propan) và một số loại ankan khác.
Trong thành phần của khí thiên nhiên cũng có thể chứa lượng nhỏ các loại tạp chất khác như CO2 (carbon dioxide), N2 (nitơ) và H2S (hydro sulfide) và hơi nước.
Các chất không phải là hydrocacbon trong khí thiên nhiên được gọi là chất gây ô nhiễm và chất làm loãng. Các chất gây ô nhiễm thường gặp là hydro sunfit và các hợp chất của lưu huỳnh, chúng có thể gây ô nhiễm và làm hỏng các thiết bị sản xuất, vận chuyển. Khi được đốt các chất này có thể gây mưa axit và ô nhiễm không khí. Các chất làm loãng bao gồm: nitơ, hơi nước và carbon dioxide, chúng thường được loại bỏ trong quá trình tinh lọc khí tự nhiên
Khí thiên nhiên là một hỗn hợp khí không màu và được phân loại tùy thuộc vào thành phần các chất hóa học của nó. Cụ thể, khí thiên nhiên được phân thành 4 loại chính như sau:
- Khí khô: là loại khí thiên nhiên chứa tỷ lệ khí metan cao trong thành phần.
- Khí ướt: là loại khí thiên nhiên có chứa tỷ lệ carbohydrate nhóm ankan cao hơn khí khô bao gồm: etan, butan và propan.
- Khí ngọt: là loại khí thiên nhiên có chứa hàm lượng cao khí hydro sunfit cao trong thành phần (hydro sunfit là chất độc có mùi trứng thối).
- Khí chua: là khí thiên nhiên có nồng độ hydro sunfit thấp trong thành phần.
Dầu mỏ là chất lỏng sánh thường có màu nâu đen, nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Trong tự nhiên, dầu mỏ thường tập trung thành những vùng lớn trong lòng đất tạo nên các mỏ dầu. Mỏ dầu có 3 lớp: lớp khí ở trên (hay còn gọi là khí đồng hành) có thành phần chính là metan, lớp dầu lỏng chứa thành phần chính là các hidrocacbon và lượng nhỏ các chất tạp khác dưới cùng là lớp nước mặn. Dầu mỏ là tài nguyên hóa thạch rất quan trọng, các sản phẩm sau khi chưng cất dầu mỏ có tính ứng dụng rất cao trong đời sống bao gồm: xăng, dầu, khí đốt, dầu diesel, nhựa đường….
Khí thiên nhiên là hỗn hợp khí thu được trong các mỏ khí tự nhiên trong lòng đất hoặc ở lớp trên các mỏ dầu (khí đồng hành). Khí thiên nhiên có thành phần chính là metan cùng hàm lượng nhỏ các loại khí carbohydrate khác. Tương tự dầu mỏ, khí thiên nhiên cũng được xem là tài nguyên hóa thạch quan trọng. Trong đời sống và sản xuất, khí thiên nhiên thường được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu đầu vào trong công nghiệp.
Khí thiên nhiên được tạo thành từ các vi sinh vật phù du sống dưới nước bao gồm động vật nguyên sinh và các loại tảo. Khi các sinh vật này chết, xác của chúng tích tụ trên đáy đại dương và dần bị chôn vùi dưới các lớp trầm tích. Trải qua hàng triệu năm, nhiệt độ và áp suất lớn do các lớp trầm tích chồng chất lên nhau đã giúp chuyển hóa hóa học các chất hữu cơ trong cơ thể các sinh vật phù du thành khí thiên nhiên.
Trong quá trình lắng đọng trong hàng triệu năm, khí thiên nhiên và dầu mỏ dần chui vào các lỗ nhỏ của tầng đá xốp và các khe hở xung quanh tạo nên các mỏ dầu và mỏ khí thiên nhiên lớn. Do vậy, chúng ta có thể tìm thấy khí thiên nhiên trong các mỏ dầu hoặc mỏ khí thiên nhiên nằm sâu dưới lớp vỏ của Trái Đất. Ngoài ra, trong các lớp than đá cũng có chứa một lượng khí thiên nhiên đáng kể. Chúng thường nằm phân tán trong các khe hở và vết nứt của tầng than.
Hiện nay trên thế giới, khí thiên nhiên được phát hiện trên tất cả các châu lục lớn (loại trừ châu Nam Cực). Tổng trữ lượng khí thiên nhiên trên toàn thế giới ước tính rơi vào khoảng 150 tỷ tỷ mét khối. Nga chiếm trữ lượng lớn nhất với 48 tỷ tỷ mét khối, Trung Đông xếp thứ hai với khoảng 50 tỷ mét khối, trữ lượng khí thiên nhiên còn lại phân phối ở nhiều nơi khác ở châu Mỹ, châu Á và châu Úc.
Trong bài viết này, Gas South đã giúp bạn tìm hiểu nhanh một số thông tin quan trọng về khí thiên nhiên. Mong rằng, sau khi tham khảo bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn và có thể sử dụng hiệu quả khí thiên nhiên trong đời sống và trong sản xuất. Hiện nay, Gas South là đơn vị cung cấp các loại khí thiên nhiên uy tín, chất lượng với mức giá cạnh tranh nhất tại Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu và đặt mua khí thiên nhiên nén (CNG), khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)… hãy liên hệ ngay qua hotline để được hỗ trợ tư vấn và báo giá chi tiết!
- Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí miền Nam - Gas South
- Trụ sở chính: Lầu 4, PetroVietnam Tower, số 1-5 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 028.3910 0108 - 028.3910 0324
- Email: lienhe@pgs.com.vn
https://band.us/band/91795749/post/4